BPS-500 Tàu hộ vệ tên lửa độc nhất của Hải quân Việt Nam.

BPS-500 là tàu hộ vệ tên lửa hiện đại đầu tiên được đóng trong nước với sự trợ giúp kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài.

BPS-500 là dự án hợp tác đóng tàu quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB). Chiếc BPS-500 được nhà máy đóng tàu Ba Son đóng hoàn chỉnh, hạ thủy và chạy thử trên biển vào tháng 3/1999.
Trong ảnh: BPS-500 trong quá trình chạy thử đường dài. Nguồn: Quân đội nhân dân.
Tàu hộ vệ tên lửa BPS-500 được đóng theo công nghệ module tiên tiến với bề mặt góc cạnh nhằm giảm diện tích phản xạ radar, giúp tàu có khả năng tàng hình nhẹ. Trong ảnh: BPS-500 sau khi được hoàn thiện. Nguồn: Quân đội nhân dân.
Điểm đặc biệt của BPS-500 là không sử dụng chân vịt như truyền thống mà sử dụng hệ thống đẩy pump-jet (phản lực nước).
Hệ thống pump-jet cho khả năng vận hành tốt hơn ở vùng nước nông, khả năng cơ động cao hơn nhiều khi kết hợp với vòi phụt chỉnh hướng và độ ồn khi vận hành giảm đáng kể so với chân vịt thường. Trong ảnh: Hệ thống đẩy pump-jet của BPS-500. Nguồn VTV1.
Sau khi chính thức vào biên chế, BPS-500 chủ yếu hoạt động ở vùng thềm lục địa và vùng biển phía Tây Nam. Trong ảnh: BPS-500 thực hiện tuần tra tại vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu. Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát trên không và bề mặt Pozitiv-E bố trí trong nắp chụp trên đỉnh tháp radar; radar điều khiển hỏa lực MR-123 và radar hàng hải MR-231.
So với Molniya 1241.8 thì BPS-500 không được trang bị radar trinh sát bề mặt Garpun-Bal. Trong ảnh: tháp radar của BPS-500. Nguồn: Lao động.
BPS-500 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu mặt nước, vũ khí của tàu gồm 1 pháo tự động AK-176M cỡ 76,2 mm với 152 viên đạn bố trí phía trước mũi tàu.
Pháo AK-176M bắn những viên đạn có trọng lượng 12,4 kg; tầm bắn hiệu quả 10 km, tối đa 15,5 km; tốc độ bắn 120 phát/phút; sơ tốc đạn 980 m/s. Trong ảnh: Pháo AK-176M trên BPS-500. Nguồn: Tuổi trẻ.
Vũ khí chủ lực của BPS-500 là 8 tên lửa hành trình đối hạm 3M24 Uran-E có tầm bắn 130 km; tốc độ hành trình Mach 0,8; mang theo đầu đạn nặng 145 kg; độ cao bay giai đoạn công kích mục tiêu chỉ từ 3 - 5 m. Trong ảnh: Tên lửa Uran-e của tàu BPS-500. Nguồn: Tiền Phong.
Để chống lại các cuộc tấn công đường không của máy bay và tên lửa đối hạm, tàu được trang bị 1 pháo cao tốc AK-630M cỡ 30 mm. Pháo AK-630M có tốc độ bắn 5.000 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 4.000 m; sơ tốc đạn 900 m/s.
Trong ảnh: pháo phòng không AK-630M trên tàu BPS-500. Nguồn: Tuổi trẻ.
Mặc dù tính năng khá tiên tiến, tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 chiếc BPS-500 được hoàn thành. Việt Nam sau đó đã lựa chọn mẫu Molniya 1241.8 để đóng với số lượng lớn.
Trong ảnh: tàu hộ vệ tên lửa BPS-500 bên cạnh tàu hộ vệ săn ngầm Petya. Nguồn: Quân đội nhân dân.
Gần đây đã xuất hiện một số thông tin cho biết phía Nga đang tiến hành cải tiến, nâng cấp tàu hộ vệ tên lửa BPS-500 cho Việt Nam để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến hiện đại.
Trong ảnh: tàu hộ vệ tên lửa BPS-500 bên cạnh Molniya 1241.8 và Gepard 3.9 tại Quân cảng Cam Ranh. Nguồn: Quân đội nhân dân.
Bạch Dương | theo Đại Lộ.
http://soha.vn/quan-su/anh-tau-ho-ve-ten-lua-doc-nhat-cua-hai-quan-viet-nam-20141222094724196.htm
























Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post