“Hổ mang chúa” SU-30 Việt Nam và 'Ruồi trâu' nhắm đâu chết đó.

VietTimes -- Để bảo vệ biển trời tổ quốc, các tiêm kích siêu cơ động của không quân Việt Nam Su–30 MK2 được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, một trong số đó là tên lửa không đối đất và chống tàu Kh-59MK.

Tên lửa Kh-59 MK trang bị cho máy bay chiến đấu.
Đây là loại tên lửa hành trình có độ chính xác rất cao, tầm bắn xa và khả năng điều khiển đa phương tiện, uy lực cực kỳ mạnh mẽ. Kh–59 MK đã được xuất khẩu sang nhiều nước và quá trình khai thác sử dụng thực tế đã chứng minh cho sức mạnh của nó.
Tên lửa không – hải (đất liền) Kh–59M được trang bị cho lực lượng không quân nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ trên mặt đất và trên mặt biển (các mục tiêu đang neo đậu trong vùng nước ven bờ hoặc trên các hải cảng, căn cứ quân sự ven biển) với tọa độ mục tiêu đã được xác định, bị phát hiện bởi phi công, các mục tiêu phải có độ tương phản so với môi trường là 0,1 - 0,3.
Tên lửa được thiết kế và chế tạo tại Phòng thiết kế tập đoàn chế tạo tên lửa MKB "Raduga" dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm thiết kế I.Seleznev. X-59M là phiên bản hiện đại hóa sâu của tên lửa Kh-59 với nội dung chủ yếu là thay thế động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn bằng động cơ tua bin phản lực nhỏ RDK-300, điều đó đã dẫn đến việc gần như thiết kế một tổ hợp tên lửa mới, có những đặc điểm về cấu trúc cũng như các tính năng kỹ thuật khác hoàn toàn tên lửa cơ sở.
Tổ hợp tên lửa được lắp đặt trên máy bay Su – 24M, máy bay được lắp hệ thống điều khiển vũ khí SU) -1-6M, các giá treo tên lửa APK -9, và tên lửa có thể được sử dụng mà không cần bổ sung thêm bất cứ thiết bị nào cho máy bay. Tên lửa được thử nghiệm đầu tiên trên máy bay tiêm kích hạng nặng Su–27. Tên lửa Kh–59 và tên lửa Kh-59M được sản xuất hàng loạt tại nhà máy chế tạo thiết bị hàng không ở thành phố Smolensk, bộ phận tự dẫn và hệ thống dẫn đạn “Tecon -1” được sản xuất tại Lvov.
Tên lửa Kh-59 đã được sử dụng nhiều trong cuộc chiến đấu chống phản loạn ở Chesnhia, mục tiêu của tên lửa là các vị trí ẩn nấp của phiến quân ly khai và kho tàng địch. Hiệu quả của tên lửa được đánh giá không cao do điều kiện thời tiết khí hậu gió tuyết đã ảnh hưởng lớn đến độ tương phản của mục tiêu với môi trường.
Tổ hợp lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm hàng không Moscow MAKS-93. Trong giai đoạn ngày nay tên lửa được dành cho xuất khẩu với mã hiệu “Ovod (Ruồi trâu) – ME”. Tại triển lãm MAKS – 2009 Ovod – ME được trưng bày hai phiên bản chính là Kh–59 ME và Kh-59M2E nhằm mục đích có thể tiêu diệt dải mục tiêu rộng hơn trên mặt đất và trên mặt biển với tọa độ mục tiêu đã xác định và được tăng cường điều kiện tác chiến (trong mọi điều kiện thời gian ngày đêm hoặc bị giới hạn về tầm nhìn. Tên lửa Kh-59M2E nặng hơn tên lửa Kh-50ME và có hệ thống dẫn đường truyền tín hiệu từ tên lửa về hoa tiêu với đầu dẫn đạn lắp camera có độ nhạy cao.
Tập đoàn sản xuất tên lửa Raduga còn giới thiệu mẫu nâng cấp sâu tên lủa Kh-59M tăng tầm bắn lên đến 285 km, tên lửa chống tàu Kh–59MK với đầu tự dẫn bằng radar ARGS – 59E và tên lửa đa nhiệm X-59MK2.
Phương Tây định danh tên lửa là AS-18 «Kazoo». Tên lửa tương đương là AGM-84E SLAM
Tổ hợp tên lửa Ovod – M bao gồm có: Tên lửa Kh-59M; Giá treo vũ khí hàng không đa năng, Thiết bị phóng tên lửa đường không và bộ phận điều khiển tên lửa của phi công với màn hình hiển thị mục tiêu.
Tên lửa Kh-59 M được thiết kế theo mô hình khí động học không cánh đuôi với 4 cánh bay hình chữ thập và bộ phận cánh điều khiển,cánh ổn định đường bay ở mũi tên lửa. Để tăng cao khả năng sống còn của tên lửa, thân tên lửa phía bên trong được chia thành nhiều khoang. Các cơ quan điều khiển là các cánh lái khí động học.
1- Block thiết bị điều khiển quang điện tử; 2- Block chuẩn bị và kiểm tra kỹ thuật tên lửa; 3 -Thiết bị ghi thông số kỹ thuật (bộ nhớ); 4- Camera nhạy quang; 5 - Block điều khiển tên lửa; 6 - Radar đo độ cao; 7- Đầu nổ lõm xuyên phá của tên lửa; 8 - Thiết bị điều chỉnh động cơ đẩy; 9 - Thiết bị truyền tín hiệu vô tuyến; 10 - Cần điều khiển cánh lái; 11 - thiết bị nhận tín hiệu vô tuyến; 12 - Động cơ đẩy tăng tốc ; 13 - Động cơ tua bin hành trình; 14 - Nắp đẩy động cơ phản lực; 15 - Bình điện ắc quy.

Nếu so sánh giữa tên lửa Kh- 59 với tên lửa Kh –59M đã có những thay đổi lớn về cấu trúc thân tên lửa, động cơ phản lực nhiên liệu rắn được thay thế bằng động cơ tua – bin nhỏ RDK – 300 được gắn phía dưới của tên lửa. Khoang trung tâm của tên lửa được sử dụng là khoang nhiên liệu – khoang có hệ thống cấp nhiên liệu động cơ và cổ nạp nhiên liệu – là dầu máy bay.
Phía cuối của tên lửa vẫn giữ lại động cơ tên lửa đẩy phản lực nhiên liệu rắn, cho phép tên lửa được phóng đi với tốc độ cao và động cơ đẩy duy trì được tốc độ hành trình và tầm bay xa. Sau khi tên lửa được phóng đi, nắp khí động học bảo vệ của động cơ tua bin phản lực tránh bụi bẩn khi máy bay cất cánh sẽ bay ra khỏi cổ hút gió, động cơ tua bin phản lực sẽ khởi động và tên lửa bay theo lực đẩy động cơ.

Đặc điểm của cấu hình tên lửa Kh-59MK là tăng độ dài cánh cắt gió mũi do tên lửa có khối lượng và kích thước lớn hơn. Các cánh mũi khi phóng tên lửa, ở trạng thái gấp dưới tác dụng của lò xo sẽ bật mở và bị chốt chặt. Tên lửa được chuyển trọng tâm nhiều về phía trước nhưng vẫn giữ được đủ lực để điều khiển tên lửa khi bay. Thiết kế động cơ tua bin phản lực đã làm thay đổi hệ thống điều khiển tên lửa. Lắp đặt thêm bộ phận điều chỉnh động cơ, bộ phận này tiến hành khởi động động cơ, kiểm soát chế độ hoạt động của động cơ với lượng nhiên liệu cung cấp và duy trì tốc độ bay .
Tầm xa của đường truyền tín hiệu điều khiển tên lửa là 140 km, cho phép tiến hành phóng tên lửa hiệu quả trên khoảng cách là 120 km. Tên lửa Kh-59M có thế phóng từ độ cao thấp (đến 100 m) và có thể bay ở độ cao thấp đến mục tiêu (từ 50 m đến 1000 m), được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính và radar đo độ cao. Khoang rỗng được tăng gấp đôi đương lượng nổ, đầu đạn xuyên giáp có khối lượng là 320kg, đầu đạn loại casset có khối lượng là 280 kg với những thành phần gây sát thương và phá hủy như mảnh tên lửa và hiệu ứng nổ lõm. Độ chính xác của tên lửa trên tầm bắn hiệu quả của tên lửa Kh–59M rất cao, cho sai lệch trong bán kính từ 2–3 m. Để lắp đặt lên máy bay tên lửa Kk –59M sử dụng giá treo AKU – 58 – 1.
Tất cả các bộ phận trên thân tên lửa đều được gắn kết bằng các kết cấu giắc có thể tháo rời rất nhanh, bộ phận đầu chụp bảo vệ đầu mũi tên lửa sẽ được bật ra ngoài khi phóng, được chế tạo từ vật liệu nhẹ AMG – 6. Khoang đầu đạn – từ vật liệu thép VNS -2, Cánh tên lửa cùng được chế tạo từ nhôm tổng hợp AMG – 6, các xương khung tên lửa từ thép VKL-3. Khoang bên trong của tên lửa được chế tạo bằng vật liệu cách nhiệt ATM – 9 -200 dán chặt vào thành bên trong của tên lửa để giảm tác động nhiệt khi bay.
Hệ thống điều khiển được lắp trong hình trụ dang container kín và chia thành 4 khoang, Khoang mũi (radar và camera với các thiết bị đi kèm) và khoang lái được chế tạo từ vật liệu không cản sóng radio.
Tên lửa Kh – 59 MK2.
Hệ thống điều khiển tên lửa Kh-59M Là hệ thống điều khiển tổ hợp, bao gồm hệ thống điều khiển tên lửa theo quang ảnh kết hợp với radar đo độ cao và truyền tải thông tin vô tuyến. Phương thức điều khiển như sau: Trước khi phóng tên lửa, phi công – hoa tiêu sẽ hướng máy bay về phía mục tiêu và qua camera tên lửa truyền thông tin hình ảnh lên cho phi công, trong đó có mục tiêu, địa hình của quỹ đạo tên lửa, phi công chiến đấu sẽ truyền mệnh lệnh và thông tin mục tiêu đến tên lửa thông qua kênh vô tuyến.
Tên lửa sau khi phóng sẽ bay đến mục tiêu dựa trên phân tích cấu trúc địa hình quỹ đạo tên lửa để lấy độ cao (từ 15 đến 1000 m) sẽ bay đến mục tiêu theo địa hình bằng bộ phận điều khiển Avtophilot SNAU – 59 cho đến khi trên màn hình phi công xuất hiện mục tiêu. Sau khi xác định chính xác đó là mục tiêu cần tiêu diệt, phi công hoa tiêu hướng chữ thập và bật nút chế độ đeo bám mục tiêu tự động “Tubusо” sau đó tên lửa sẽ chủ động tự dẫn đến mục tiêu và đồng thời chuyển tải thông tin về cho phi công hoa tiêu.
Tên lửa Kh-59 MK là phiên bản cải tiến sâu hơn của Kh-59 với hệ thống điều khiển hiện đại hơn và nâng cấp động cơ đẩy với mục đích là chống chiến hạm nổi. Động cơ tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn được thay thế bằng thùng đựng nhiên liệu cho phép tên lửa có thời gian tăng tốc đạt tốc độ hành trình theo chuẩn của Kh-59M và tầm bắn xa hơn. Kh-59MK được sử dụng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên biển có độ phản xạ hiệu dụng của radar lớn hơn 300 m2 (từ xuồng phóng tên lửa đến tàu tuần dương) trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu – môi trường biển, cũng như trên biển lớn hoặc trong các vùng nước ven bờ.
Tên lửa Kh – 59 MK trên đường bay.

So sánh với Kh-59M, tên lửa Kh-59MK được lắp đặt đầu tự dẫn radar chủ động theo dõi và bám mục tiêu ARGS – 59E được thiết kế và chế tạo bởi "NPP" Radar MMS "(St Petersburg)., với một đầu đạn đương lượng nổ lớn đáp ứng hiệu suất tiêu diệt mục tiêu rất cao. Tầm bắn xa nhất của tên lửa đối với mục tiêu lớn như tàu tuần dương, tàu khu trục là 285 km, tầm bắn cấp “xuồng, frigate” có thể ở mức 145 km. Xác suất trúng mục tiêu đối với tuần dương, khu trục hạm khoảng 0.9 – 0.96, xuồng phóng lôi khoảng 0.7 – 0.93, với khinh hạm và tàu hộ vệ tên lửa (lượng giãn nước từ 500 – 4000 tấn) khả năng công kích tiêu diệt mục tiêu là 1 tên lửa. Với tàu tuần dương, khu trục, khả năng tiêu diệt ở mức 1.8 và 1.3.

Tên lửa Kh–59MK2 lắp đặt cho Su–30 MK.
Tên lửa Kh-59МК2 có đặc điểm khác hơn so với Kh-59МК là hệ thống điều chỉnh tên lửa quang ảnh tự dẫn, cho phép tên lửa có khả năng tự động so sánh địa hình mục tiêu đang neo đậu hoặc cơ động gần bờ. Tên lửa cũng được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và tự động điều khiển trên cơ sở áp dụng hệ thống dẫn đường quán tính không đế strapdown, đồng thời sử dụng hệ thống định vị vệ tinh để chỉnh chuẩn tọa độ tên lửa. Kh-59МК (Kh-59МК2) đều sử dụng radar đo độ cao А-079E được phát triển bởi nhà máy chế tạo thiết bị điều khiển Nga (UPKB – Detal).
Độ cao hành trình của tên lửa Kh – 59MK khoảng từ 50 – 300 m, gây khó khăn lớn cho các hệ thống phòng không mặt đất. tên lửa lớp Kh – 59MK2 có thể được sử dụng trong mọi điều kiện thời tiến, ánh sáng trên khu vực mục tiêu từ 103 ÷ 105 lx hoặc lớn hơn trên mọi điều kiện địa hình. Góc phát hiện mục tiêu trên tên lửa Kh -59MK2 ± 45°.
Tên lửa Kh-59МК và Kh-59МК2 được lắp động cơ tua bin phản lực 36МТ (ТRDD-50АТ) phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu chế tạo mô tơ “Ôm” và sản xuất hàng loạt tại tập đoàn NPO “Saturn” . 36 MT là loại động cơ nhỏ siêu tiết kiệm nhiên liệu hai buồng đốt, hai trục van đồng tâm cao áp. Động cơ cho lực đẩy là 450 kgf trên độ cao của sóng biển, động cơ có chiều dài là 850 mm và đường kính là 330 mm. Công suất động cơ : 4kW; Tiêu hao nhiên liệu: 0,71 kg / kg * h, sử dụng nhiên liệu – dầu máy bay, Т-6, Т-10, ТS-1, RТ.
'Hổ mang chúa' Su-30 MK2 (ảnh) và tiêm kích Su-27 của không quân Việt Nam đều có thể mang tên lửa 'sát thủ' diệt hạm Kh-59MK.
Đặc điểm kỹ thuật của động cơ là cho phép tên lửa cơ động rất cao, tầm cao hoạt động của tên lửa cơ động là 0,2 – 11km, tốc độ đạt đến 1100 km/h. Khi tên lửa bay theo chương trình đã lập, mọi hoạt động điều chỉnh động cơ tên lửa đều được tự động hóa hoàn toàn.
Đầu nổ xuyên phá có khối lượng nổ là 320kg với thời gian giữ chậm, tên lửa sẽ xuyên thủng vỏ giáp tàu và sau đó khối nổ mới được kích nổ. Để tấn công mục tiêu mặt đất trên diện rộng, tên lửa có thể được lắp đầu đạn casset có khổi lượng 283 kg và các đạn thứ cấp xuyên giáp hiệu ứng nổ lõm và nổ phá mảnh.
Tên lửa Kh-59 M (MK, MK2) được treo trên các máy bay tấn công bằng các giá treo đa năng như АPК-8 hoặc АPК- 9 bao gồm Su-17M (Việt Nam), Su-24, Su-27, Su-30MK, MiG 29…..đồng thời có thể lắp đặt trên các máy bay nước ngoài như Mirage – 3, F-15, F,16….
Mỗi máy bay chiến đấu mang được 2 tên lửa không đối đất – hải
Các thông số tính năng kỹ chiến thuật chung của tên lửa:
Tên lửa có chiều dài là 5.690 mm, đường kính lớn nhất là 380 mm, sải cánh 1.260 – 1.320 mm, khối lượng cất cánh 920 với Kh-59 và 960 kg với Kh -59 MK2.
Là vũ khí diệt hạm tầm trung, với ưu điểm là tầm bắn xa, độ cao phóng tên lửa thấp, và tên lửa cũng bay ở độ cao thấp theo chiều cao địa hình, nên Kh–59MK là vũ khí có hiệu quả tác chiến rất cao, đặc biệt khu vực vùng nước ven bờ biển. Tên lửa được sử dụng tấn công các hạm tàu đang tập kết, chuẩn bị đổ bộ, hoặc đang neo đậu trong căn cứ. Đồng thời tên lửa cũng được sử dụng để tiêu diệt binh lực, phương tiện chiến tranh như bệ phóng tên lửa đất đối đất hoặc đất đối hải và tấn công các cụm quân lực hành quân bằng đạn thứ cấp casset.
Trịnh Thái Bằng - /

Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post