"Kẻ hưởng lợi" từ chương trình BPS-500 của Việt Nam

Tàu tuần tra ven bờ Dự án 22460 Rubin của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga được phát triển dựa trên những kinh nghiệm thu được từ BPS-500 của Hải quân Việt Nam.


Thiết kế tàu hộ vệ tên lửa BPS-500 của Hải quân Việt Nam có xuất xứ từ tàu tuần tra 500 tấn PPS-500dành cho Lực lượng biên phòng Nga. Cấu hình vũ khí của PPS-500 chỉ gồm 1 pháo 57 mm và 1 pháo AK-630 cỡ 30 mm; đuôi tàu có sàn đáp cho phép tiếp nhận trực thăng hạng nhẹ Ka-226.
Biến thể tàu hộ vệ BPS-500 dành cho hải quân trang bị tổ hợp tên lửa Uran-E và pháo AK-176 cỡ 76,2 mm được giới thiệu vào năm 1997. Việt Nam sau đó đã mua giấy phép để đóng chiếc HQ-381 thành phẩm. Tuy nhiên đây là thiết kế không thành công khi chỉ có duy nhất 1 chiếc xuất xưởng.
Sau năm 2000, dựa trên các bài học kinh nghiệm thu được từ BPS-500 của Việt Nam, Viện thiết kế Phương Bắc (SPKB) đã phát triển mẫu tàu tấn công nhanh ven bờ PK-550 có kích thước lớn hơn và cấu hình vũ khí mạnh hơn. Tuy nhiên thiết kế này vẫn chưa được khách hàng nào quan tâm
Thiết kế thành công nhất của SPKB dựa trên kinh nghiệm thu được từ BPS-500 lại chính là tàu tuần tra ven bờ Dự án PS-600 mà sau này được phát triển lên thành Dự án 22460 Rubin. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã lên kế hoạch đóng tới 30 chiếc loại này và hiện đang có 7 chiếc hoạt động.
Tàu tuần tra ven bờ Dự án 22460 Rubin có lượng giãn nước tiêu chuẩn 620 tấn và lên tới 690 tấn khi mang đầy tải; chiều dài 62,5 m; mớn nước 2,2 m; thủy thủ đoàn 20 người (trên tàu bố trí sẵn không gian trống cho phép tiếp nhận thêm 14 hành khách); thời gian hoạt động liên tục 30 ngày.
Tàu tuần tra PS-600/ Rubin có thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar, hệ thống động lực kết hợp của tàu cho tốc độ tối đa 25 hải lý/h (46 km/h); tốc độ kinh tế 18 hải lý/h (33 km/h); tầm hoạt động lên tới 3.500 hải lý (5.600 km) khi chạy ở tốc độ 12 hải lý/h (22 km/h).
Cấu hình vũ khí hiện tại của Rubin chỉ gồm 1 pháo bắn nhanh AK-630 bố trí chính diện và 2 súng máy hạng nặng Kord cỡ 12,7 mm; sàn đáp trực thăng ở đuôi tàu có thể tiếp nhận trực thăng tuần tra hạng nhẹ dành cho hải quân Ka-226 hoặc UAV Camcopter S-100.
Tuy nhiên theo SPKB, khi cần thiết thì Rubin có thể nhanh chóng bổ sung thêm tên lửa chống hạm Uran-E và vũ khí chống ngầm để trở thành một chiếc tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đầy sức mạnh.
Hiện tại tàu hộ vệ tên lửa BPS-500 của Việt Nam đang được các chuyên gia đến từ Viện thiết kế Phương Bắc nâng cấp. Không loại trừ khả năng một biến thể tàu tuần tra ven bờ dựa trên Dự án 22460 Rubin sẽ được cung cấp cho Hải quân Việt Nam trong tương lai.
theo Đại Lộ_Hải Dương | 

Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post