Một số phương án nâng cấp tên lửa đối hạm cho tàu Molniya VN.

Tàu tên lửa Molniya 1241.8 có hỏa lực mạnh, tốc độ cao, phù hợp với nhu cầu của HQVN, việc nâng cấp tên lửa đối hạm sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của con tàu.

Molniya Đề án 1241.8 mang 16 tên lửa chống hạm Uran-E do Việt Nam chế tạo theo giấy phép của Nga. Ảnh: Tuổi trẻ
Việt Nam sẽ đóng mới tàu tên lửa Molniya nâng cấp
Phát biểu bên lề triển lãm Interpolitex-2015 vào hôm thứ năm, người phát ngôn của nhà máy đóng tàu Vympel (Nga) cho TASS biết rằng 2 tàu tên lửa cuối cùng thuộc Đề án 1241.8 nằm trong hợp đồng đóng 6 tàu tại Việt Nam sẽ được chuyển giao vào tháng 6/2016.
Cũng theo ông này thì phía Việt Nam đang thảo luận về việc chế tạo thêm 4 tàu nữa, nếu như các thiết bị trên tàu được nâng cấp toàn diện.
Trước đó, Tổng Giám đốc Viện thiết kế Trung ương Almaz, ông Shlyakhtenko cho TASS biết: "Việt Nam đang đóng các tàu tên lửa thuộc Đề án 1241.8 theo giấy phép và đã đề nghị Nga nâng cấp chúng.
Họ yêu cầu trang bị cho các tàu hệ thống vũ khí mới như là tên lửa BrahMos hoặc Yakhont. Chúng tôi có thể giới thiệu các thay đổi cho dự án này một cách nhanh chóng mà không cần gián đoạn quá trình chế tạo".
Ngoài ra ông Shlyakhtenko cũng nói về khả năng lắp đặt tên lửa Klub, phiên bản xuất khẩu của hệ thống Kalibr lên các tàu Molniya 1241.8của Việt Nam.
Như vậy, nếu Việt Nam đóng thêm 4 tàu tên lửa thuộc Đề án 1241.8 thì khả năng cao chúng sẽ được trang bị tên lửa đối hạm thế hệ mới thay vì Uran-E như hiện tại.
Tuy nhiên từ trước đến nay phía Nga mới chỉ giới thiệu những phiên bản Molniya mang tên lửa chống hạm Termit, Moskit và Uran, việc lắp đặt các tên lửa Yakhont, Brahmos hay Klub là chưa có tiền lệ.
Vậy câu hỏi đặt ra là việc tích hợp các tên lửa Yakhont, BrahMos hay Klub lên tàu Molniya 1241.8 được tiến hành như thế nào?
Cách trang bị tên lửa đối hạm mới cho tàu Molniya
Trước hết chúng ta cần biết rằng các loại tên lửa như Yakhont, BrahMos, Klub có chiều dài khá lớn (tới gần 9 m), do vậy chúng thường được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng.
Nhưng vì chiều cao mạn tàu của Molniya 1241.8 chỉ là 2,5 m nên phương án khả dĩ nhất là bố trí các bệ phóng nghiêng.
Phía Nga cũng đã giới thiệu một số phiên bản tàu hộ vệ cỡ nhỏ trang bị tên lửa chống hạm Yakhont đặt trong ống phóng nghiêng nhưTornado Đề án 21632.
Tàu tên lửa Tornado Đề án 21632 với 4 ống phóng tên lửa Yakhont bố trí phía sau
Còn trong thực tế, Nga đã trang bị tên lửa chống hạm Oniks (phiên bản nội địa của Yakhont) cho tàu Nanuchka IV Đề án 1234.7, với 2 bệ phóng CM-403 ở 2 bên mạn tàu, mỗi bệ chứa được 6 tên lửa.
Cách bố trí này tương tự như tàu Molniya 1241.8, nhưng do bệ phóng CM-403 có chiều rộng khá lớn nên nếu lắp trên tàu Molniya thì cần phải giảm bớt số tên lửa mang theo.

Bệ phóng CM-403

Tàu tên lửa thuộc Đề án 1234.7 lớp Nanuchka trang bị 2 bệ phóng CM-403 với tổng cộng 12 tên lửa chống hạm Oniks
Còn với tên lửa BrahMos, Ấn Độ cũng sử dụng phương án ống phóng nghiêng trên tàu khu trục lớp Rajput. Theo đó, 1 ống phóng tên lửa chống hạm P-20M thế hệ cũ sẽ được thay thế bằng 2 ống phóng nghiêng cho tên lửa chống hạm BrahMos.
Bệ phóng nghiêng của tên lửa BrahMos lắp trên tàu khu trục INS Rajput của Hải quân Ấn Độ
Với tàu tên lửa cỡ nhỏ, Ấn Độ cũng đưa ra một cách lắp đặt tên lửa BrahMos, đây có thể coi là phương án thực tế nhất để áp dụng lên các tàu Molniya sau này của Hải quân Việt Nam.
Vào năm 2009 tại triển lãm MAKS 2009, Ấn Độ đã trưng bày mẫu tàu hộ vệ lớp Veer trang bị tên lửa BrahMos (Veer là phiên bản Tarantul 1241.RE do Ấn Độ đóng trong nước theo giấy phép, 2 tàu cuối có cấu hình tương tự Molniya 1241.8).
Theo đó, 2 bệ phóng tên lửa chống hạm BrahMos được bố trí dọc theo hai bên mạn tàu, thay thế vị trí các bệ phóng KT-184 của tên lửa chống hạm Uran-E. Mỗi bệ phóng tên lửa Brahmos như trên có thể đặt được 4 ống phóng và cả tàu mang được 8 tên lửa.
Mô hình tàu tên lửa lớp Veer sử dụng tên lửa chống hạm BrahMos
Tên lửa BrahMos thử nghiệm từ bệ phóng nghiêng, có thể thấy bệ phóng này gần như tương tự bệ phóng nghiêng của tên lửa Yakhont
Nếu theo phương án của Ấn Độ thì số lượng tên lửa mang theo sẽ ít hơn so với phương án của Nga, nhưng nó thực tế hơn khi áp dụng cho tàu Molniya 1241.8. Cách làm này cũng không thay đổi bất kỳ kết cấu nào của con tàu do chiều dài của ống phóng đã được tính đến khi lắp đặt.
Một điểm thú vị là cả 3 loại tên lửa Yakhont, BrahMos và Klub đều sử dụng ống phóng có kích thước như nhau nên có thể lắp đặt một loại bệ phóng duy nhất để sử dụng cả 3 tên lửa nói trên.
Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ thấy Nga, Ấn Độ sử dụng bệ phóng nghiêng cho tên lửa Yakhont và BrahMos, vậy liệu rằng tên lửa Klub có thể sử dụng cùng bệ phóng hay không?
Ảnh đồ họa phương án lắp đặt bệ phóng nghiêng đa năng 3S-14PE lên khinh hạm thuộc Đề án 11356 và tàu khu trục thuộc Đề án 1155
Công ty Concern Morinformsystem-Agat, nơi chế tạo các hệ thống tên lửa Klub đã giới thiệu bệ phóng nghiêng đa năng 3S-14PE với 2, 4, 6 hoặc 8 tên lửa mỗi bệ.
Như vậy, phương án nâng cấp khả dĩ với tàu tên lửa Molniya 1241.8 sẽ là sử dụng 2 bệ phóng nghiêng đa năng 3S-14PE với 4 tên lửa lắp dọc hai bên mạn tàu thay cho vị trí của các bệ phóng KT-184 (tên lửa Uran-E).
Việc nâng cấp này sẽ không thay đổi thiết kế của con tàu, ngoài ra nó còn cung cấp sự lựa chọn giữa 3 loại tên lửa Yakhont, BrahMos, Klub.
Đặc biệt với tên lửa Klub, ngoài đạn chống hạm 3M-54TE/TE1, tàu còn có thể bổ sung đạn đánh đất 3M-14TE giúp mở rộng khả năng chiến đấu của con tàu.
Molniya của Nga phóng tên lửa Moskit




























Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post