Tận mắt quả tên lửa bảo vệ Trường Sa 1981-1991 : P-15U Termit.

(Kiến Thức) - Quả tên lửa bảo vệ Trường sa trong giai đoạn 1981-1991 là loại P-15U Termit do Liên Xô thiết kế, trang bị trên tàu tên lửa cao tốc Osa II.


Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang trưng bày một trong những vũ khí chủ lực bảo vệ Trường Sa giai đoạn 1981-1991. Đó là tên lửa hành trình chống tàu P-15U mang số hiệu 35525 trang bị trên các tàu hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía bắc và quần đảo Trường Sa.
Theo các tài liệu đã được công bố, tên lửa chống tàu P-15U là biến thể của gia đình "sát thủ diệt hạm" huyền thoại P-15 Termit do Liên Xô thiết kế phát triển. P-15U được giới thiệu lần đầu năm 1965 với hệ thống điện tử nâng cấp, cánh chính có thể gấp gọn để đặt trong các khoang chứa nhỏ hơn. Trong ảnh có thể thấy các cánh dài 2,4m của quả đạn có thể gấp gọn.
Ngoài việc nâng cấp cánh chính, P-15U vẫn mang hình dáng chung của dòng P-15 Termit với thân hình trụ, mũi tròn, đuôi có 3 cánh xếp thành hình tam giác.
Tên lửa nặng tới 2,3 tấn, dài 5,8m, đường kính thân 0,76m.
Trên thân quả đạn tên lửa diệt hạm P-15U có đồng hồ nhỏ không rõ tính năng.
Dưới bụng của quả đạn là động cơ đẩy nhiên liệu rắn để khởi tốc – đưa quả đạn rời bệ phóng, ở độ cao ổn định thì động cơ chính dùng nhiên liệu lỏng đưa tên lửa tới mục tiêu.
Cận cảnh miệng phun của động cơ nhiên liệu rắn khởi tốc. Tên lửa có thể đạt tầm bắn 40-80km.
Giá đặt quả đạn cũng do Liên Xô chế tạo.
Thời kỳ 1981-1991, khả năng cao các tên lửa P-15U được trang bị cho các tàu tên lửa tấn công nhanh Project 205U Osa II, có lượng giãn nước 209 tấn, dài 38,6m, thủy thủ. Các tàu này mang được 4 quả đạn chống tàu P-15 trong 4 bố phóng bố trí dọc 2 bên sườn.
Tính toán trên lý thuyết, nếu phóng đủ 4 quả đạn P-15U thì tàu Osa II có khả năng tiêu diệt tuần dương hạm cỡ 16.000 tấn.
Hoàng Lê_Cập nhật lúc: 06:00 07/01/2015
http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/tan-mat-qua-ten-lua-bao-ve-truong-sa-1981-1991-439116.html#p-10

Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post