Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được hải quân Việt Nam nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam.
Loại chiến hạm Petya II này có độ giãn nước 1077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Sức đẩy 3 trục, 6000bhp với hai động cơ đẩy Turbines khí 30.000 shp. Tốc độ của loại tàu này lf 29 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa RBUU-6000 ASWRL
Còn loại tàu Petya III có độ giãn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Sức đẩy 3 trục gồm một động cơ diesel, 6000 bhp với hai động cơ đẩy turbines khí 30.000 shp. Tốc độ tương đương với tàu tuần dương Petya II là 29 hải lý/giờ.
Petya III được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hơn nữa tàu còn được lắp đặt hệ thống định vị siêu âm Titan hull mounted MF có thể phát hiện tàu ngầm và hệ thống định vị Herkules lắp trên thân.
Tháp pháo đôi Ak-726 |
Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.
Giàn tên lửa RBU-6000 |
HIện nay Việt nam có ba tàu tuần dương Petya II và hai chiếc Petya III mang tên HQ-09 và HQ-11. Tuy nhiên, đây là loại tàu tuần dương nhỏ, khả năng chiến đấu còn hạn chế chính vì vậy Việt Nam trang bị thêm ccs loại tàu chiến hiện đại và có khả năng chiến đấu cao hơn.