Tàu tên lửa Myanmar tự đóng có so sánh được với Molniya?
byTiviTube Official-
0
Với 10 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ FAC-M đã được lên kế hoạch đóng mới sẽ đưa Hải quân Myanmar trở thành một lực lượng đáng nể trong khu vực.
Trang mạng navyrecognition mới đây đã đưa tin về việc Hải quân Myanmar chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ FAC-M (Fast Attack Craft Missile) thứ hai mang số hiệu 492 sau một thời gian dài chạy thử nghiệm trên biển.
Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa tàng hình FAC-M thứ nhất của Myanmar mang số hiệu 491 được hạ thủy năm 2012.
Theo kế hoạch đến năm 2021, Hải quân Myanmar sẽ đóng tất cả 10 chiếc FAC-M (chiếc cuối cùng mang số hiệu 500), đưa nước này trở thành quốc gia có lực lượng tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ nhiều và mạnh hàng đầu khu vực.
FAC-M của Myanmar chính là phiên bản tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Azmat mà Trung Quốc đã chế tạo và chuyển giao cho Hải quân Pakistan.
Hiện tại các thông số kỹ thuật của tàu chưa được công bố rõ ràng, chỉ biết FAC-M có chiều dài khoảng 49 m và lượng giãn nước 500 tấn với thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar.
Các trang thiết bị điện tử trên tàu như radar, cảm biến và hệ thống quản lý tác chiến do Trung Quốc và Nga chế tạo, tương tự những tàu tuần tra ven bờ của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
Vũ khí trang bị của FAC-M gồm 1 pháo phòng không cao tốc kiểu AK-630 cỡ 30 mm do Trung Quốc chế tạo với tháp pháo đã được cải tiến tối ưu hóa cho việc tàng hình bố trí phía trước tàu.
Phía sau đuôi tàu là 4 tên lửa hành trình chống hạm cận âm bay bám biển C-802/ C-802A có tầm bắn 120/ 180 km, mang theo đầu đạn nặng 165 kg và 2 pháo phòng không 4 nòng cỡ 23 mm Type 85 (Trung Quốc sao chép dựa trên pháo ZU-23 của Nga).
Nếu so sánh với tàu hộ vệ tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam thì FAC-M của Myanmar có hệ thống điện tử, hỏa lực pháo, tên lửa chống hạm lẫn phòng không đều yếu hơn nhưng lại có ưu điểm ở thiết kế tàng hình tiên tiến.