(Kiến Thức) - Indonesia là quốc gia có biên đội SIGMA nhiều và sớm nhất Đông Nam Á với 4 chiếc SIGMA 9113 đóng vai trò "nắm đấm" chủ lực của hải quân nước này.
SIGMA 9113 có thiết kế giúp giảm bộc lộ trên màn hình radar. |
Hộ tống hạm lớp SIGMA được thiết kế và đóng bởi Damen Schelde Naval Shipbuilding, một công ty có trụ sở tại Hà Lan, cho Quân đội Indonesia. Bốn tàu chiến lớp SIGMA 9113 đã được chuyển giao cho Indonesia từ năm 2007 đến 2009.
Hệ thống động lực tiên tiến và khả năng đi biển tốt giúp hộ tống hạm lớp SIGMA rất thích hợp cho các hoạt động trong vùng lãnh hải Indonesia. Các tàu loại này có thể tham gia các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn (SAR), tuần tra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và tác chiến chống tàu ngầm.
Các tàu hộ tống lớp SIGMA của Hải quân Indonesia được thiết kế dựa trên các khái niệm về đóng tàu bằng cách kết hợp các mô đun, có ưu điểm giúp cho người sử dụng có khả năng tùy biến cao với chi phí giảm bằng cách tùy chọn các bộ phận tích hợp cho từng mục đích.
Tàu SIGMA của Indonesia có chiều dài 90,71m, bề ngang 13m, lượng giãn nước 1.700 tấn và kíp thủy thủ đoàn 80 người. Bốn tàu SIGMA này có số hiệu từ 365 (KRI Diponegoro) hạ thủy năm 2007 đến 368 (KRI Frans Kaisiepo) hạ thủy năm 2009, với trung bình mất 2 năm để đóng xong 1 tàu.
Bốn chiếc SIGMA 9113 hiện có trong Hải quân Indonesia. |
Hệ thống hỏa lực
Hộ tống hạm SIGMA của Indonesia được trang bị tên lửa đối hạm cận âmExcocet MM-40 Block 2 tầm bắn 72km và tên lửa phòng không Mistral Tetral tầm bắn 6km.
Tiếp theo là hải pháo OtoMelara 76mm đặt ở mũi tàu có tốc độ bắn lên đến 120 viên/phút, hai pháo Denel Vektor G12 cỡ 20mm. Đặc biệt để chống ngầm thì SIGMA Indonesia còn có 2 bệ phóng ngư lôi B515, mỗi bệ có ba ống phóng cỡ 324mm đặt hai bên thân tàu.
Bên cạnh đó là 2 hệ thống mồi nhiễu Terma SKWS, cùng với hệ thống DR3000 của Thales và Racal Scorpion 2L ECM có chức năng chế áp điện tử.
Hải pháo OtoBreda 76mm trên tàu SIGMA 9814, cũ hơn so với pháo 76mm trên tàu SIGMA Việt Nam. |
Hệ thống radar/cảm biến
Thales nhận hợp đồng trị giá 60 triệu Euro cung cấp radar mặt nước và hệ thống phòng vệ dưới nước cũng như hệ thống thông tin liên lạc cho hai hộ tống hạm đầu tiên, vào năm 2004.
Trong đó, cảm biến âm thanh (sonar) tần số trung bình Kingklip gắn vào thân tàu sẽ đảm nhận nhiệm vụ dò tìm tàu ngầm. Radar LIROD Mk2 đảm nhận chức năng điều khiển hỏa lực và dẫn đường quang-điện tử, trong khi radar MW08 3D cung cấp khả năng cảnh giới và nhận diện mục tiêu.
Cuối cùng là hệ thống điều hành tác chiến TACTICOS của hãng Thales sẽ đảm nhận việc chỉ huy-điều khiển tất cả các thành phần trên.
Nhà chứa máy bay trực thăng phía đuôi tàu SIGMA có thể đảm bảo hoạt động cho một trực thăng khối lượng tối đa 5 tấn, đảm bảo cho các nhiệm vụ cả ngày lẫn đêm của trực thăng.
SIGMA 9113 mang số hiệu 366 của Indonesia. |
Hộ tống hạm Sigma 9113 của Indonesia sử dụng hai động cơ diesel SEMT Pielstick với công suất mỗi động cơ đạt 8910kW, giúp SIGMA đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ và dự trữ hành trình 3000 hải lý với vận tốc 18 hải lý/giờ.
Bên cạnh SIGMA 9113, Indonesia cũng kí hợp đồng với Damen để đóng tàu SIGMA 10514 với chiều dài 105m tại Indonesia với cấu hình khá “khủng” bao gồm hệ thống radar SMART-S Mk2, tên lửa Excoet Block 2, tên lửa phòng không MICA, ngư lôi, pháo 35mm Oerlikon, thậm chí còn có nguồn tin cho rằng tên lửa phòng không MICA sẽ bị thay bởi tên lửa Aster-15 mạnh mẽ hơn do chức năng tàu chuyển từ chống ngầm sang tàu phòng không.
Mô hình SIGMA 10514 của Hải quân Indonesia. |
Quang Minh_Cập nhật lúc: 06:00 08/03/2014
http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tim-hieu-cac-anh-em-tau-sigma-viet-nam-o-khu-vuc-dna-316904.html