Trong tình huống "nóng", Hải quân VN ra Trường Sa bằng cách nào?

(Soha.vn) - Hành quân bằng đường không, tập kết lực lượng ở Trường Sa Lớn sau đó cơ động đến các đảo xung quanh là phương thức có thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian.

Hải quân đánh bộ - quả đấm thép trên Biển Đông
Lực lượng hải quân đánh bộ của Việt Nam hiện được biên chế trong các lữ đoàn hải quân đánh bộ 101, 147 và lữ đoàn đặc công hải quân126. Đây là là lực lượng cơ động, là quả đấm chủ lực của Hải quân Việt Nam, có nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng.
Trong những năm gần đây, để đáp ứng tình hình mới trên Biển Đông, lực lượng hải quân đánh bộ được ưu tiên trang bị nhiều loại vũ khí mới, hiện đại có xuất xứ từ Israel như súng trường tấn công Tavor TAR-21/CTAR-21, súng trung liên IMI Negev, súng bắn tỉa IMI Galatz, súng chống tăng Matador.
Ưu điểm của hành quân bằng đường biển đối với lực lượng hải quân đánh bộ trong các tình huống đánh chiếm lại các đảo từ đối phương là có số lượng lớn, cùng các vũ khí hạng nặng như xe tăng, sẽ thiết giáp lội nước. Tuy nhiên, nếu tình hình diễn ra mau lẹ, hành quân bằng đường biển có thể khiến sự phản ứng không kịp với tình hình. Đặc biệt, trong trường hợp nhận thấy đối phương có ý định đánh chiếm đảo thì cần tăng cường ngay lực lượng bảo vệ. Trong tình huống này, hành quân bằng đường không là một lựa chọn hợp lý.
Hải quân đánh bộ là quả đấm thép chủ lực bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc
Lực lượng hải quân đánh bộ, đặc công hải quân có thể tập kết ở các đảo lớn, sau đó sẵn sàng cơ động đến các đảo cần thiết và thực hiện nhiệm vụ. Phương thức hành quân như thế này đảm bảo tính kịp thời của tình huống, đồng thời giảm được khả năng bị các tàu chiến đối phương phong tỏa đường hành quân trên biển. Nhược điểm là thiếu các vũ khí hạng nặng, nhưng cần thiết vẫn có thể bổ sung sau. Với các vũ khí cá nhân, lực lượng hải quân đang được hiện đại hóa theo hướng gọn nhẹ, chính xác nên rất phù hợp với cách hành quân bằng đường không.
Máy bay EC-225 của Không quân hải quân Việt Nam là máy bay trực thăng tầm xa hiện đại nhất thế giới hiện nay
Nối đất liền với Trường Sa
Để phục vụ nhiệm vụ này, trong trang bị của Việt Nam hiện nay, lực lượng máy bay vận tải quân sự đã được chú trọng đầu tư đáng kể.
Trước hết là lực lượng máy bay trực thăng EC-225. Đây được đánh giá là một trong những loại máy bay trực thăng tầm xa hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, với cự ly hoạt động 920 km không cần tiếp nạp thêm nhiên liệu. Trong khi đó Mi-171 của Nga chỉ có tầm hoạt động 465 km, UH-60 Black Hawk có tầm hoạt động 592 km.
EC-225 là loại trực thăng hiếm hoi của Việt Nam có thể bay một mạch đến quần đảo Trường Sa mà không cần thùng nhiên liệu phụ. EC-225 có tốc độ đường trường đạt 275 km/h, tải trọng tối đa 11 tấn và sức chứa đủ cho 19 hành khách, cùng phi hành đoàn 2 người.
Mặc dù chi phí mua mỗi chiếc lên đến 600 tỷ đồng nhưng theo dự kiến, hết năm 2013, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4 máy bay loại này. Công ty Trực thăng miền Nam đã tiếp nhận 2 chiếc EC225 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2012, 2 chiếc này được chuyển sang cho Hải quân Nhân dân Việt Nam thành lập “nền móng” đầu tiên của lực lượng không quân hải quân Việt Nam hiện đại. Đây là một động thái cho thấy được phương thức hành quân, đổ bộ đường không đã được nghiên cứu.
Bên cạnh đó là các máy bay trực thăng Mi-17 biến thể nâng cấp củaMi-8 có tốc độ tối đa 250 km/h, tốc độ hành trình 225 km/h. Phạm vi hoạt động của trực thăng với nhiên liệu trong thân là 465 km, có khả năng chở theo 30 binh lính, 4.000 kg hàng hóa bên trong khoang, lên tới 5.000 kg hàng hóa cả trong thân và các giá treo bên ngoài.
Ngoài khả năng vận chuyển hàng hóa "khủng", Mi-17 còn được trang bị số lượng vũ khí không thua kém một trực thăng tấn công hạng nặng. 6 giá treo hai bên hông có thể mang theo tới 1.500 kg rocket, tên lửa chống tăng và bom các loại. Trong biên chế Không quân Việt Nam, ngoài Mi-17 còn có biến thể Mi-171. Đây là biến thể được phát triển trên cơ sở Mi-8ATM.
Máy bay Mi-8 vận tốc cực đại 260 km/h, tầm bay 450 km, tầm bay chuyển sân 960 km, kíp lái 3 người, tải trọng 24 hành khách và kíp lái 3 người, 3.000 kg hàng hóa, vũ khí Trang bị vũ khí lên tới 1.500 kg, vũ khí mang dưới 6 giá treo, gồm rocket S-5 57 mm, bom, hoặc 9M17 Phalanga ATGM .
Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Không quân Việt Nam đang sử dụng 67 chiếc Mi-8, bao gồm 2 biến thể Mi-17 và Mi-171, ngoài ra còn khoảng 69 chiếc Mi-8 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có phi đội trực thăng Mi lớn nhất Đông Nam Á. Các máy bay này đã nhiều lần đưa các đoàn công tác ra Trường Sa.
Nối đất liền với Trường Sa
Để phục vụ nhiệm vụ này, trong trang bị của Việt Nam hiện nay, lực lượng máy bay vận tải quân sự đã được chú trọng đầu tư đáng kể.
Trước hết là lực lượng máy bay trực thăng EC-225. Đây được đánh giá là một trong những loại máy bay trực thăng tầm xa hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, với cự ly hoạt động 920 km không cần tiếp nạp thêm nhiên liệu. Trong khi đó Mi-171 của Nga chỉ có tầm hoạt động 465 km, UH-60 Black Hawk có tầm hoạt động 592 km.
EC-225 là loại trực thăng hiếm hoi của Việt Nam có thể bay một mạch đến quần đảo Trường Sa mà không cần thùng nhiên liệu phụ. EC-225 có tốc độ đường trường đạt 275 km/h, tải trọng tối đa 11 tấn và sức chứa đủ cho 19 hành khách, cùng phi hành đoàn 2 người.
Mặc dù chi phí mua mỗi chiếc lên đến 600 tỷ đồng nhưng theo dự kiến, hết năm 2013, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4 máy bay loại này. Công ty Trực thăng miền Nam đã tiếp nhận 2 chiếc EC225 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2012, 2 chiếc này được chuyển sang cho Hải quân Nhân dân Việt Nam thành lập “nền móng” đầu tiên của lực lượng không quân hải quân Việt Nam hiện đại. Đây là một động thái cho thấy được phương thức hành quân, đổ bộ đường không đã được nghiên cứu.
Bên cạnh đó là các máy bay trực thăng Mi-17 biến thể nâng cấp củaMi-8 có tốc độ tối đa 250 km/h, tốc độ hành trình 225 km/h. Phạm vi hoạt động của trực thăng với nhiên liệu trong thân là 465 km, có khả năng chở theo 30 binh lính, 4.000 kg hàng hóa bên trong khoang, lên tới 5.000 kg hàng hóa cả trong thân và các giá treo bên ngoài.
Ngoài khả năng vận chuyển hàng hóa "khủng", Mi-17 còn được trang bị số lượng vũ khí không thua kém một trực thăng tấn công hạng nặng. 6 giá treo hai bên hông có thể mang theo tới 1.500 kg rocket, tên lửa chống tăng và bom các loại. Trong biên chế Không quân Việt Nam, ngoài Mi-17 còn có biến thể Mi-171. Đây là biến thể được phát triển trên cơ sở Mi-8ATM.
Máy bay Mi-8 vận tốc cực đại 260 km/h, tầm bay 450 km, tầm bay chuyển sân 960 km, kíp lái 3 người, tải trọng 24 hành khách và kíp lái 3 người, 3.000 kg hàng hóa, vũ khí Trang bị vũ khí lên tới 1.500 kg, vũ khí mang dưới 6 giá treo, gồm rocket S-5 57 mm, bom, hoặc 9M17 Phalanga ATGM .
Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Không quân Việt Nam đang sử dụng 67 chiếc Mi-8, bao gồm 2 biến thể Mi-17 và Mi-171, ngoài ra còn khoảng 69 chiếc Mi-8 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có phi đội trực thăng Mi lớn nhất Đông Nam Á. Các máy bay này đã nhiều lần đưa các đoàn công tác ra Trường Sa.
Tiếp theo là lực lượng máy bay M-28 (hoặc tên khác là An-28). Mặc dù đây là các máy bay tuần tra, trinh sát nhưng khả năng vận tải của các loại máy bay này rất đáng kể. Tầm bay 1.365 km (với 1.000 kg hàng hóa và đầy nhiên liệu) vận tốc 350 km/h, tải trọng 18 hành khách, 12 lính và phi hành đoàn 2 người, khối lượng hàng: 3.083 kg. Các máy bay M-28 có thể cất hạ cánh trên đường băng ở sân bay Trường Sa. Việc hành quân bằng đường không rồi tập kết lực lượng ở Trường Sa Lớn sau đó cơ động đến các đảo xung quanh là một phương thức có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian.
Gần đây lại rộ lên thông tin Việt Nam sắp tiếp nhận 12 chiếc máy bay vận tải quân sự L-410 từ Cộng hòa Séc. Nếu đúng, đây sẽ là lực lượng vận tải trọng yếu khi áp dụng phương thức hành quân đường không. Máy bay vận tải quân sự L-410UVP-E có tầm bay tới 1.400 km khi đầy nhiên liệu, tốc độ 380 km/h, tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc 19 người.
Đặc biệt L-410 có khả năng cất hạ cánh trên các đường băng dã chiến cực ngắn. Với đầy đủ nhiện liệu là 560 m, với tải trọng tối đa là 640 m đường băng. Khả năng đặc biệt này sẽ giúp việc tăng cường lực lượng trên các đảo, phương thức hành quân đường không được thực hiện một cách hiệu quả hơn nhiều.
Một phương pháp có thể áp dụng để đổ bộ nữa là nhảy dù, tuy nhiên, việc nhảy dù trên biển và các đảo có diện tích nhỏ, mật độ xây dựng cao sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, phương pháp này có thể ít được áp dụng hơn.
Mặc dù hành quân đổ bộ đường biển vẫn là phương pháp chủ yếu nhưng trong một số trường hợp yêu cầu sự nhanh chóng, phải tăng cường ngay lực lượng hoặc gặp phải sự phong tỏa đường biển của đối phương thì hành quân, đổ bộ đường không sẽ là một phương án hiệu quả và khả thi hơn.
Với tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đã có những đầu tư kịp thời, chính xác cho lực lượng vận tải đường không nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đáp ứng tình hình mới trên Biển Đông.
Các máy bay Mi-17, Mi-171, Mi-8 đã nhiều lần đưa các đoàn công tác ra Trường Sa
Máy bay M-28 là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh ở Trường Sa
Máy bay vận tải quân sự L-410 có khả năng cất hạ cánh trên các đường băng ngắn
Đội đặc nhiệm chống khủng bố trên biển huấn luyện nhảy dù (Ảnh do Đoàn đặc công hải quân 126 cung cấp)
theo Trí Thức Trẻ_Hà Dũng | 
http://soha.vn/quan-su/trong-tinh-huong-nong-hai-quan-vn-ra-truong-sa-bang-cach-nao-20130917154924922.htm

Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post