Tên lửa ‘Gió Đông’ của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ?

Đảo Guam của Mỹ đang nằm trong tầm uy hiếp của loại tên lửa, máy bay ném bom tối tân của Trung Quốc. 

Tên lửa DF-26 IRBM (Đông Phong) xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015, tại Bắc Kinh.

Thực tế này cho thấy, Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực để vô hiệu hóa khả năng Mỹ chi viện cho các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tờ Defense News dẫn báo cáo "Trung Quốc mở rộng khả năng thực hiện không kích tên lửa thông thường nhằm vào Guam" cho biết, từ góc độ của Trung Quốc thì việc vô hiệu đảo Guam có ý nghĩa hoàn hảo.

Đảo Guam là nơi đồn trú hai căn cứ quân sự của Mỹ, gồm căn cứ Hải quân Apra và căn cứ Không quân Andersen, với 6.000 nhân sự. Đảo Guam hỗ trợ luân chuyển các máy bay ném bom B-1, B-2, B-52, máy bay F-15, F-16 và chiến cơ F-22. Các cơ sở kho tàng ở đây chứa tới 66 triệu gallon nhiên liệu cho không quân và 100.000 quả bom.

Tên lửa DF-26 IRBM.
Theo Jordan Wilson, tác giả báo cáo trên, nếu muốn ngăn sự can thiệp của Washington, Bắc Kinh có thể khai hỏa các tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), các tên lửa hành trình tấn công trên bộ (LACM), các tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM), cùng các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM). Khi đó, đảo Guam ‘nguy to’.
Trong một kịch bản tấn công như vậy, mọi chú ý đều tập trung vào loại tên lửa mới của Trung Quốc là DF-26 IRBM. Tên lửa DF-26 IRBM (Đông Phong) xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015 tại Bắc Kinh, nhưng đã được biết tới từ năm 2014.

Loại tên lửa này độc nhất vô nhị ở chỗ, DF-26 có phiên bản chống hạm với đầu đạn thường, nhắm tấn công các tàu trên biển, chẳng hạn như tàu sân bay hoặc tàu khu trục, khiến các tàu sân bay quanh đảo Guam nằm trọn trong tầm bắn.
Tên lửa DF-26 IRBM xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015, tại Bắc Kinh.
Tên lửa này còn có biệt danh là ‘Sát thủ đảo Guam’ hoặc ‘Guam Express’, có tầm bắn từ 3.000 - 4.000km khi mang đầu đạn hạt nhân, các loại đầu đạn thông thường hoặc chống hạm.
Theo Wilson, thiết kế của tên lửa này rất đặc biệt, cho phép khả năng hoán đổi: phương tiện phóng có thể khớp với ‘hai loại đầu đạn hạt nhân, và một số loại đầu đạn thông thường vốn dùng các cơ chế hủy diệt khác nhau để tấn công các mục tiêu đặc thù’.

Theo trang Military –Today, tên lửa DF-26 dựa trên phiên bản cũ là DF-21, nhưng đã được cải tiến thêm về tầm bắn. Tên lửa này thuộc biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược quân đội Trung Quốc.
Tầm bắn các tên lửa DF-21D, DF-16 và DF-26 của Trung Quốc.
Nguồn ảnh: Stratfor. Chuyển ngữ: VietNamNet
Nhiều nguồn tin Trung Quốc tự tin khẳng định rằng, DF-26 lòa loại tên lửa tầm trung tối tân nhất trên thế giới. Đáng chú ý, Nga và Mỹ không thể phát triển lớp tên lửa này do các hạn chế trong Hiệp ước Lực lượng Tên lửa Tầm trung, ký kết từ năm 1987.
Loại tên lửa duy nhất trên thế giới có thể đọ được DF-26 là Agni V của Ấn Độ. Các nguồn tin từ Trung Quốc cũng nói rằng, DF-26 siêu việt hơn Agni V.

DF-26 là tên lửa hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nguồn tin khác ước tính tầm bắn tối đa của tên lửa là hơn 5.000km. DF-26 có thể mang theo lượng chất nổ 1.200 - 1.800kg. Tên lửa này có vẻ như sử dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường sản xuất trong nước là BeiDou. Độ chính xác của tên lửa này được cho là dưới 100m, thậm chí là dưới 10m.
Tên lửa DF-26
Đáp lại mối đe dọa này từ Trung Quốc, Mỹ đã nâng cấp tàu khu trục lớp Arleigh Burke để hiện đại hóa phần cứng và phần mềm hệ thống tên lửa AEGIS. Hệ thống tên lửa này được thiết kế để hạ các tên lửa đạn đạo trên không. Cùng với đó, hệ thống chống tên lửa đạn đạo THAAD (hệ thống đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối) cũng được Mỹ bố trí tại Guam.

Lê Thu_16/05/2016  14:17 GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/ho-so/304933/ten-lua-gio-dong-cua-tq-thoi-bay-tien-don-my.html

Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post