2016/03/04 - Nói là làm, Mỹ đưa nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông.

Chưa rõ liệu có tàu ngầm hạt nhân đi cùng hộ tống tàu mẹ USS John C. Stennis hay không bởi thông thường khi hàng không mẫu hạm được triển khai, bao giờ cũng có tàu nổi và tàu ngầm hộ tống.

Tàu sân bay USS John C. Stennis.
Trong một động thái bất ngờ, có thể gây kích thích cho chính quyền Bắc Kinh, ngày 3/3, báo chí Mỹ cho biết, quân đội nước này đã triển khai 1 nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực Biển Đông nhằm thực hiện các cam kết bảo vệ tư do hàng hải theo luật pháp quốc tế.

Báo Washington Post cho hay, Hải quân Mỹ xác nhận rằng họ đã đưa đội tàu gồm một tàu sân bay và một số tàu quân sự đến khu vực Biển Đông từ ngày 1/3 vừa qua.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis hiện diện ở khu vực Biển Đông trong bối cảnh trước đó giới chức Mỹ đã tiếp tục lên án các hành động quân sự, đồng thời cảnh báo thái độ bành trướng của Trung Quốc tại khu vực biển quan trọng đối với giao thương toàn cầu này.

Trong những ngày đầu tháng 3 này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố Mỹ phản đối việc Trung Quốc sử dụng lực lượng hải quân để đe dọa các tàu đánh cá của các nước khác tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Tiếp đó, ngày 2/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc chớ có quân sự hóa Biển Đông và đe dọa sẽ có những hậu quả cụ thể tiếp theo nếu Bắc Kinh không dừng các hoạt động gây quan ngại trong khu vực.
Máy bay trinh sát xuất kích từ boong tàu sân bay USS John C. Stennis.
Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ thông báo rằng, hộ tống tàu sân bay tàu sân bay USS John C. Stennis là tàu tuần dương USS Mobile Bay và 2 tàu khu trục USS Stockdale, USS Chung-Hoon.

Quân đội Mỹ cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis đang thực hiện chuyến tuần tra theo định kỳ và thực hiện các kiểm tra, diễn tập kiểm soát tổn thất.

Chưa rõ liệu có tàu ngầm hạt nhân đi cùng hộ tống tàu mẹ USS John C. Stennis hay không bởi thông thường khi hàng không mẫu hạm được triển khai, bao giờ cũng có tàu nổi và tàu ngầm hộ tống.

Trong khi đó, cũng theo nguồn tin của Hải quân Mỹ, một chiếc tàu sân bay khác là USS Antietam cũng đang tuần tra tại Biển Đông. Hai chiếc tàu khu trục USS McCambell và tàu đổ bộ USS Ashland của Mỹ cũng có chuyến tuần tra tương tự hồi tuần trước.

Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay USS John C. Stennis (ảnh Paul Grover).
Trước đó, Mỹ có một số lần đưa tàu tuần tra tiến sát các đảo nhân tạo do Bắc Kinh chiếm đóng, xây dựng phi pháp ở Biển Đông và hành động này khiến cho Trung Quốc tức giận dù nước này không có chủ quyền đối với bất cứ hòn đảo nào ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), cực nam tận cùng của TQ kết thúc ở đảo Hải Nam.

Trung Quốc nhiều lần gọi hoạt động tuần tra của Mỹ là những hành động khiêu khích, nhưng Washington luôn khẳng định, tàu thuyền, máy bay của Mỹ làm điều đó theo luật pháp quốc tế và nước này sẽ vẫn sẽ tiếp tục cử phương tiện qua lại tuyến đường hàng hải quốc tế mà Trung Quốc muốn chiếm làm của riêng, đe doạ an ninh, hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ của một số nước yếu thế hơn trong khu vực.

Gần đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama được cho là đang hứng chịu sức ép từ các chính trị gia của đảng Cộng Hoà khi họ cáo buộc rằng chính quyền Mỹ chưa có những hành động đủ mạnh để răn đe và buộc Bắc Kinh phải chấm dứt việc quân sự hoá Biển Đông, gây nguy hiểm cho thế giới và lợi ích quốc gia của Mỹ tại khu vực này.

إرسال تعليق

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

أحدث أقدم