Chuyên gia Mỹ: Việt Nam hiện đại hóa quân sự, Trung Quốc dè chừng.

Theo Giáo sư Lyle Goldstein - chuyên gia tại Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, giới phân tích quốc phòng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động hiện đại hóa quân sự của Việt Nam - điều khiến Trung Quốc thực sự phải dè chừng.

Tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam đã trực chiến
Nhiều nhà quan sát cảm thấy hào hứng về triển vọng kinh tế của Việt Nam nhờ việc quốc gia này tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), song sức mạnh ngày càng tăng của Việt Nam còn được thể hiện rõ tại các vùng biển rộng lớn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực tăng cường năng lực hải quân. Đáng chú ý, trong năm nay, Việt Nam đã tiếp nhận 6 tàu tuần tra bờ biển từ Nhật Bản và 6 tàu cao tốc từ Mỹ. Việt Nam còn lên kế hoạch đưa 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga đi vào hoạt động trong năm 2017.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn chiến lược và có những biện pháp ngoại giao sáng suốt nhằm củng cố quan hệ đối tác với Mỹ, Nhật Bản và Philippines để phản ứng với thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi báo chí quốc tế đưa tin rầm rộ về việc Việt Nam mở rộng quy mô đơn vị tuần tra bờ biển thì điều khiến Trung Quốc đặc biệt lưu tâm là chương trình tên lửa mới của nước láng giềng. Zachary Abuza, một chuyên gia về Việt Nam tại Trường Chiến tranh Quốc gia, chỉ ra rằng “chương trình tên lửa là trọng tâm kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam. Chưa có quốc gia Đông Nam Á nào chú trọng tới một chương trình tương tự, và đây là điều khiến Trung Quốc chú ý”.
Theo chuyên gia Carl Thayer, cả 4 tàu ngầm lớp Varshavyanka của Việt Nam đều được trang bị tên lửa hành trình có khả năng khai hỏa dưới nước và có tầm bắn 186 dặm (gần 300 km). Ông Thayer nhắc lại rằng hồi tháng 5 vừa qua, Nga đã chuyển cho phía Việt Nam 28 trên tổng số 50 tên lửa chống hạm và tên lửa tấn công mặt đất theo hợp đồng đã ký trước đó. Theo Giáo sư Lyle Goldstein- chuyên gia tại Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, giới phân tích quốc phòng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động hiện đại hóa quân sự của Việt Nam - điều khiến Trung Quốc thực sự phải dè chừng.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P của Việt Nam
Bắc Kinh đã đưa ra nhiều đề nghị về mặt ngoại giao đối với Hà Nội nhằm cải thiện quan hệ với nước láng giềng phía Nam, quốc gia nhiều lần vướng vào các mâu thuẫn với Trung Quốc, nhất là ở Biển Đông. Gần đây, một tàu đánh cá của nước này đã tấn công và đánh chìm một tàu biển của Việt Nam tại vùng biển tranh chấp. Hải quân hai nước sau đó đã nhanh chóng tăng cường hoạt động tuần tra. Trung Quốc và Việt Nam đã vượt qua giai đoạn quan hệ song phương căng thẳng nhất trong vài thập kỷ qua sau khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi tháng 5/2014, dẫn tới việc bùng phát làn sóng phản đối Trung Quốc rầm rộ trên khắp Việt Nam.
Theo ông Goldstein, “chiến lược chống Trung Quốc khả thi nhất của Việt Nam là xây dựng một lực lượng đủ sức răn đe và tiến hành song song các biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp”. Tháng 11 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới thăm Hà Nội, trong bối cảnh căng thẳng lại leo thang do các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của nước này ở Biển Đông, và cam kết củng cố quan hệ hữu nghị bền lâu giữa hai nước. Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi hai bên nỗ lực vượt qua “các trở ngại” đang đặt ra trước mối quan hệ gần gũi này, tiếp tục là “bạn bè” và là “những người đồng chí đáng tin cậy”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc Trung Quốc sẽ thay đổi cách hành xử hung hăng ở Biển Đông.
Tên lửa Extra của Việt Nam
Các sáng kiến ngoại giao của Chính quyền Việt Nam được thể hiện qua quyết tâm củng cố quan hệ đối tác với Mỹ, mối quan hệ được bình thường hóa 20 năm trước. Quan hệ đối tác toàn diện Mỹ- Việt Nam, được tuyên bố thiết lập vào tháng 7/2013, bao gồm hợp tác trên nhiều khía cạnh như xây dựng năng lực hàng hải, kinh tế, chống biến đổi khí hậu, giáo dục và thúc đẩy nhân quyền.
Tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố dành cho Việt Nam gói hỗ trợ trị giá 18 triệu USD để trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển từ 5-6 tàu cao tốc trong những năm tới. Washington mới đây cũng cho biết sẽ bổ sung gói hỗ trợ an ninh hàng hải trị giá 20 triệu USD cho Việt Nam trong khuôn khổ gói hỗ trợ chung dành cho một số nước Đông Nam Á. Khoản đầu tư này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng triển khai lực lượng tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về chủ quyền biển.
Chiến đấu cơ Su-30MK2 của không quân Việt Nam bay tuần tra
Tuy vẫn tiếp tục thắt chặt quan hệ quốc phòng với Washington, song Hà Nội nhiều khả năng sẽ có thêm các biện pháp để đảm bảo kế hoạch hiện đại hóa quân sự của mình không thu hút sự chú ý quá nhiều của Bắc Kinh. Trong hơn 1.000 năm qua, Việt Nam vẫn duy trì nền độc lập vững bền trước sức ép từ phía Trung Quốc bằng hai chính sách song song, vừa mềm dẻo về mặt ngoại giao vừa răn đe quân sự một cách vừa đủ. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hai nước cùng có chung mô hình chính trị dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản.
Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao chính trị quan trọng sau Đại hội Đảng vào đầu năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách cân bằng mối quan hệ hữu hảo với phía Trung Quốc và các quan hệ đối tác chiến lược đang nở rộ trong khu vực cũng như đối với phương Tây. Tuy nhiên trong dài hạn, sức mạnh trên biển mới của Việt Nam có thể cho phép họ thể hiện nhiều quyết tâm chiến lược hơn trong trường hợp căng thẳng ở Biển Đông leo thang.
Trong thập kỷ tới, Việt Nam nhiều khả năng sẽ càng trở nên quan trọng hơn trong chính sách an ninh tổng thể tại châu Á của Mỹ.
* Tác giả Hunter Marston nguyên là nhà nghiên cứu Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Mỹ.
Văn Cường - /

إرسال تعليق

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

أحدث أقدم