Kh-29 - Tên lửa không đối đất có đầu đạn "khủng" nhất Việt Nam.

(Soha.vn) - Tên lửa Kh-29 với đầu đạn nặng 320 kg đủ sức đánh chìm một chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.


Su-30MK2 Việt Nam mang tên lửa Kh-29

Thông số kỹ thuật của tên lửa Kh-29TE/Kh-29L
Trọng lượng: 690/660 kg
Chiều dài: 3,9 m
Đường kính: 0,38 m
Sải cánh: 1,1 m
Vận tốc: 1.250 km/h
Tầm bắn: 30/10 km
Đầu nổ: 320 kg HE


Vympel Kh-29 (AS-14 Kedge) là loại tên lửa siêu âm được bắt đầu sử dụng trong không quân Liên Xô từ những năm 1980, chuyên dùng cho các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trên bộ, trên biển, công kích các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp.  Tên lửa Kh-29 với đầu đạn nặng 320 kg đủ sức đánh chìm một chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.

Phiên bản Kh-29L với đầu dò laser
Ban đầu, Kh-29 được thiết kế để sử dụng trên máy bay cường kích MiG-27, Su-17/22 và Su-24. Về sau để đáp ứng xu thế đa năng thì các máy bay khác cũng được tùy biến để mang Kh-29 như Su-27/30/34/35.
Giá phóng Kh-29 là loại APU-58 và AKU-58, tên lửa sẽ được thả rơi khỏi máy bay trước khi động cơ kích hoạt. Cấu hình mang tối đa Kh-29 trên Su-27/30 là 6 đạn, MiG-27 Flogger 2 đạn, Su-17/22M4 Fitter 2 đạn và Su-24M Fencer 3 đạn.
Phiên bản Kh-29TE với đầu dò TV
Tên lửa Kh-29L được cấu thành từ 5 phần chính: Ở mũi là đầu dò laser 24N1 tương tự với loại lắp trên tên lửa Kh-25ML. Phía sau đầu dò là thiết bị điều khiển cánh lái của tên lửa, tiếp theo là đầu đạn nặng 320 kg. Đầu đạn của Kh-29 là loại nổ lõm được thiết kế chuyên để xuyên phá và theo giới thiệu của nhà sản xuất nó có thể xuyên 1m bê tông nằm sau 3m đất. Sau khi phóng tên lửa leo lên độ cao 5.000m rồi bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu.
Ngòi nổ của Kh-29 có thể thiết lập theo chế độ chạm nổ (khi công kích các mục tiêu dạng như cầu, cống) hoặc nổ chậm (để xuyên phá boong-ke hoặc các công sự kiên cố, tàu chiến). Phía đuôi tên lửa là động cơ PRD-228 sử dụng nhiên liệu rắn giúp dễ dàng trong bảo quản và sử dụng, động cơ này làm việc trong thời gian 3 - 6 giây giúp tên lửa bay với tốc độ khoảng 1.250 km/h và đạt tầm xa 30 km (phiên bản Kh-29TE).
Tiêm kích-bom Su-22M4 với tên lửa Kh-29
Các phiên bản tên lửa Kh-29 bao gồm Kh-29L (AS-14A) sử dụng đầu dò laser bán chủ động 24N1. Kh-29T (AS-14B) là phiên bản quang-điện tử với hệ thống dẫn đường TV “Tubus-2” được thiết kế bởi NPO “Impuls” từ Moscow, tên lửa trước khi phóng sẽ được “nhận diện” hình ảnh mục tiêu và sau khi phi công bấm nút khai hỏa, Kh-29 sẽ tự động bay tới theo dạng “phóng-và-quên”. Kh-29TE là phiên bản tăng tầm bắn từ 10 km lên 30 km trong khi đó Kh-29TM là phiên bản nâng cấp từ Kh-29T. Cuối cùng là Kh-29TD với đầu dò ảnh nhiệt.

Kh-29TE được kỹ thuật viên Việt Nam lắp đặt lên giá phóng. Nguồn: Quân đội nhân dân
Theo như một phi công Ba Lan, người lái máy bay tiêm kích-bom Su-22M4 (loại máy bay cũng được không quân Việt Nam sử dụng) thì “Kh-29 là loại tên lửa rất đáng tin cậy, tôi bắn Kh-29T với kết quả thông thường sai số chỉ khoảng 5 - 8m, một con số không ảnh hưởng lắm khi so với đầu đạn chứa 320 kg thuốc nổ mạnh". Khi khai hỏa Kh-29, tên lửa sẽ được thả rơi khoảng 3m dưới máy bay, sau đó sợi dây nối máy bay với chốt an toàn trên Kh-29 bung ra, động cơ tên lửa Kh-29 sẽ kích hoạt.
Thiết kế như vậy là để trách tác động của động cơ cực mạnh trên tên lửa lên máy bay, cũng như tránh cho khói của luồng phụt từ động cơ tên lửa xả vào cửa hút khí máy bay. Điều thú vị là Kh-29 có một “đuôi lửa” lớn vài giây đầu tiên sau khi phóng nhưng rồi sẽ nhanh chóng biến mất dưới mắt phi công, chỉ còn là một đường khói mỏng trước khi chạm vào mục tiêu và kích nổ một vụ nổ ấn tượng.”

Kh-29TE dưới cánh Su-30MK2 Việt Nam
Nguồn tin từ SIPRI cho biết năm 2004 Việt Nam mua hơn 100 tên lửa Kh-29, chúng có thể được sử dụng trên các chiến đấu cơ Su-22M4 vàSu-30MK2.

Su-30 khai hỏa Kh-29
theo Trí Thức Trẻ_Quang Minh | 

Post a Comment

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post