Cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh được khởi đầu với việc Iraq tấn công Kuwait là một hành động gây bất ngờ đối với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Phản ứng hầu như đồng loạt của các nước được thể hiện thông qua thái độ bỏ phiếu thuận đối với Nghị quyết (NQ) 660 lên án việc đánh chiếm Kuwait.
Với 2 nước ủy viên thường trực HĐBA khác, trong thời gian này, Liên Xô đang có những khó khăn nội bộ, công khai tuyên bố không cử binh sỹ tham gia liên quân, trừ trường hợp lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của LHQ. Mặc dù tán thành việc sử dụng vũ lực buộc Iraq tuân thủ NQ của HĐBA nếu các biện pháp hòa bình không mang lại kết quả, nhưng Liên Xô vẫn có nhiều nỗ lực ngoại giao nhằm trì hoãn việc bùng nổ chiến tranh và cảnh cáo hành động vũ trang của liên quân chống Iraq “có nguy cơ vượt quá quyền hạn mà NQ của LHQ đề ra”.
Cũng vậy, Trung Quốc vừa thoát khỏi sự kiện Thiên An Môn, lợi ích chiến lược lúc này là cải thiện quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật, Liên Xô và khu vực Tây Âu nên mặc dù có quan hệ với Iraq, Trung Quốc vẫn chấp nhận thỏa hiệp với các nước thành viên thường trực khác của HĐBA. Trung Quốc một mặt tìm cách ngăn ngừa sử dụng vũ lực tấn công Iraq, mặt khác do lợi ích của mình nên đã chọn giải pháp có lợi nhất là bỏ phiếu thuận các NQ lên án Iraq và bỏ phiếu trắng NQ 678 cho phép sử dụng vũ lực chống Iraq.
Mỹ “không khoan nhượng”
Trong khi đó, nhân danh LHQ, Mỹ một mặt tuyên bố sẵn sàng cho mọi giải pháp đồng thời tích cực cô lập Iraq, tập hợp liên minh chống Iraq và động viên một lực lượng quân sự khổng lồ đến Vùng Vịnh. Có nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị đã thúc đẩy Mỹ đứng ra đảm nhận vai trò “cầm cờ” trong cuộc chiến chống Iraq.
Cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Ngay khi khủng hoảng xảy ra, giá dầu mỏ ở hầu hết các nơi trên thị trường thế giới đều tăng vọt, dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, khiến nền kinh tế nhiều nước lao đao vì sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Đáng chú ý là khủng hoảng Vùng Vịnh diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang đứng bên bờ vực suy thoái. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến Mỹ phản ứng nhanh chóng và đưa một lực lượng lớn quân đội vào Vùng Vịnh.
Mặt khác, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ ra sức gạt bỏ vai trò của Anh, Pháp ở khu vực Trung Đông, dùng Israel và Iran làm chỗ dựa cho việc thực hiện ý đồ khống chế khu vực. Nhưng cách mạng Iraq (1958) và Iran (1979) đã làm hỏng tính toán đó của Mỹ. Ngoài ra, Iraq, với một lực lượng quân đội hùng mạnh ở Trung Đông, có khả năng làm “đối trọng” với đồng minh của Mỹ trong khu vực là Israel. Đặc biệt, giới lãnh đạo Iraq từ lâu đã theo đuổi chính sách đối ngoại không phù hợp với lợi ích của Mỹ, vì vậy Iraq đã trở thành “vật cản” đối với chiến lược của Washington tại khu vực.
Mục tiêu tiếp theo của Mỹ, thông qua việc tiến hành chiến tranh, là khống chế khu vực dầu mỏ giàu có của Vùng Vịnh, vốn chiếm hơn 30% sản lượng dầu mỏ của thế giới, từ đó khống chế Nhật Bản và Tây Âu - những nước phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ Vùng Vịnh, buộc những đối thủ kinh tế này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.
Cuối cùng, thông qua việc khuất phục Iraq, Mỹ có thể khẳng định vai trò siêu cường duy nhất trên thế giới đồng thời có cơ hội thử nghiệm những loại vũ khí hiện đại. Đó là những lý do giải thích tại sao Mỹ đã cứng rắn, phản ứng nhanh chóng, quyết liệt và không khoan nhượng đối với hành động của Iraq, bất chấp những nỗ lực hòa bình của các nước khác và bất chấp cả việc vượt quá phạm vi cho phép của NQ của HĐBA.
Trong thời gian Iraq mang quân xâm chiếm Kuwait đến trước khi liên quân do Mỹ đứng đầu phát động cuộc tấn công chống Iraq (2/8/1990 - 15/1/1991), HĐBA đã thông qua liên tiếp 12 NQ liên quan đến cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh. Nhìn chung, những NQ này đều khẳng định đây là một hành động phá hoại hòa bình, an ninh quốc tế và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức ra khỏi Kuwait vô điều kiện, đồng thời yêu cầu hai nước đàm phán ngay để giải quyết bất đồng. Xét về bối cảnh quốc tế và khu vực, Iraq mất chỗ dựa Liên Xô trước đây, không có đồng minh, bị cô lập cao độ về ngoại giao và bị phong tỏa về kinh tế, nên hết sức bất lợi.
Công Thuận_Thứ Ba, 03/12/2013 22:59
http://baotintuc.vn/tu-lieu/nhin-lai-chien-tranh-vung-vinh-19901991ky-3-phan-ung-cua-the-gioi-20131203230130182.htm
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Dick Cheney gặp hoàng tử Saudi Arabia Sultan thảo luận về khủng hoảng Iraq xâm lược Kuwait. |
Thái độ của Anh và Pháp (2 trong số 5 nước ủy viên thường trực HĐBA) về cơ bản là giống nhau và có khuynh hướng tận dụng tối đa việc gây sức ép để buộc Iraq nhượng bộ, hơn là sử dụng vũ lực. Hai nước này e ngại cuộc đối đầu quân sự, nếu xảy ra với quy mô lớn, có thể gây ra thảm họa và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích lâu dài của họ ở Vùng Vịnh. Vì vậy, trong suốt cả thời kỳ trước khi chiến sự giữa Iraq và liên quân bùng nổ, Anh và nhất là Pháp cũng có những nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Ngay khi cuộc chiến tranh Iraq xảy ra, các nước cũng tuyên bố là để giải phóng Kuwait chứ không phải để tấn công Iraq.
Với 2 nước ủy viên thường trực HĐBA khác, trong thời gian này, Liên Xô đang có những khó khăn nội bộ, công khai tuyên bố không cử binh sỹ tham gia liên quân, trừ trường hợp lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của LHQ. Mặc dù tán thành việc sử dụng vũ lực buộc Iraq tuân thủ NQ của HĐBA nếu các biện pháp hòa bình không mang lại kết quả, nhưng Liên Xô vẫn có nhiều nỗ lực ngoại giao nhằm trì hoãn việc bùng nổ chiến tranh và cảnh cáo hành động vũ trang của liên quân chống Iraq “có nguy cơ vượt quá quyền hạn mà NQ của LHQ đề ra”.
Cũng vậy, Trung Quốc vừa thoát khỏi sự kiện Thiên An Môn, lợi ích chiến lược lúc này là cải thiện quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật, Liên Xô và khu vực Tây Âu nên mặc dù có quan hệ với Iraq, Trung Quốc vẫn chấp nhận thỏa hiệp với các nước thành viên thường trực khác của HĐBA. Trung Quốc một mặt tìm cách ngăn ngừa sử dụng vũ lực tấn công Iraq, mặt khác do lợi ích của mình nên đã chọn giải pháp có lợi nhất là bỏ phiếu thuận các NQ lên án Iraq và bỏ phiếu trắng NQ 678 cho phép sử dụng vũ lực chống Iraq.
Tổng thống Bush "cha" và Tướng Norman Schwarzkopf thăm một đơn vị quân đội Mỹ ở Saudi Arabia nhân Lễ Tạ ơn năm 1990. |
Thái độ của các nước thành viên không thường trực HĐBA cũng theo hướng phản đối Iraq. Nhóm phương Tây phát triển như Canada, Áo, Phần Lan đồng nhất với Mỹ vì có lợi ích tương tự ở Vùng Vịnh. Đối với các nước đang phát triển, việc thôn tính Kuwait của Iraq là hành động đi ngược lại với xu thế chung, nhất là đối với các nước nhỏ, đặt họ trước những nguy cơ bị thôn tính bằng vũ lực, cản trở tiến trình giải quyết các cuộc tranh chấp khu vực bằng biện pháp hòa bình.
Mỹ “không khoan nhượng”
Trong khi đó, nhân danh LHQ, Mỹ một mặt tuyên bố sẵn sàng cho mọi giải pháp đồng thời tích cực cô lập Iraq, tập hợp liên minh chống Iraq và động viên một lực lượng quân sự khổng lồ đến Vùng Vịnh. Có nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị đã thúc đẩy Mỹ đứng ra đảm nhận vai trò “cầm cờ” trong cuộc chiến chống Iraq.
Cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Ngay khi khủng hoảng xảy ra, giá dầu mỏ ở hầu hết các nơi trên thị trường thế giới đều tăng vọt, dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, khiến nền kinh tế nhiều nước lao đao vì sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Đáng chú ý là khủng hoảng Vùng Vịnh diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang đứng bên bờ vực suy thoái. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến Mỹ phản ứng nhanh chóng và đưa một lực lượng lớn quân đội vào Vùng Vịnh.
Mặt khác, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ ra sức gạt bỏ vai trò của Anh, Pháp ở khu vực Trung Đông, dùng Israel và Iran làm chỗ dựa cho việc thực hiện ý đồ khống chế khu vực. Nhưng cách mạng Iraq (1958) và Iran (1979) đã làm hỏng tính toán đó của Mỹ. Ngoài ra, Iraq, với một lực lượng quân đội hùng mạnh ở Trung Đông, có khả năng làm “đối trọng” với đồng minh của Mỹ trong khu vực là Israel. Đặc biệt, giới lãnh đạo Iraq từ lâu đã theo đuổi chính sách đối ngoại không phù hợp với lợi ích của Mỹ, vì vậy Iraq đã trở thành “vật cản” đối với chiến lược của Washington tại khu vực.
Mục tiêu tiếp theo của Mỹ, thông qua việc tiến hành chiến tranh, là khống chế khu vực dầu mỏ giàu có của Vùng Vịnh, vốn chiếm hơn 30% sản lượng dầu mỏ của thế giới, từ đó khống chế Nhật Bản và Tây Âu - những nước phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ Vùng Vịnh, buộc những đối thủ kinh tế này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.
Cuối cùng, thông qua việc khuất phục Iraq, Mỹ có thể khẳng định vai trò siêu cường duy nhất trên thế giới đồng thời có cơ hội thử nghiệm những loại vũ khí hiện đại. Đó là những lý do giải thích tại sao Mỹ đã cứng rắn, phản ứng nhanh chóng, quyết liệt và không khoan nhượng đối với hành động của Iraq, bất chấp những nỗ lực hòa bình của các nước khác và bất chấp cả việc vượt quá phạm vi cho phép của NQ của HĐBA.
Trong thời gian Iraq mang quân xâm chiếm Kuwait đến trước khi liên quân do Mỹ đứng đầu phát động cuộc tấn công chống Iraq (2/8/1990 - 15/1/1991), HĐBA đã thông qua liên tiếp 12 NQ liên quan đến cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh. Nhìn chung, những NQ này đều khẳng định đây là một hành động phá hoại hòa bình, an ninh quốc tế và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức ra khỏi Kuwait vô điều kiện, đồng thời yêu cầu hai nước đàm phán ngay để giải quyết bất đồng. Xét về bối cảnh quốc tế và khu vực, Iraq mất chỗ dựa Liên Xô trước đây, không có đồng minh, bị cô lập cao độ về ngoại giao và bị phong tỏa về kinh tế, nên hết sức bất lợi.
Công Thuận_Thứ Ba, 03/12/2013 22:59
http://baotintuc.vn/tu-lieu/nhin-lai-chien-tranh-vung-vinh-19901991ky-3-phan-ung-cua-the-gioi-20131203230130182.htm