Tài liệu Cán cân Quân sự năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam với quá trình phát triển tên lửa tầm xa nhằm ngăn chận kẻ thù xâm lượt. Đây chính là những tên lửa đất đối đất Scud.
Tháng 5/2012, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 (theo đó tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud).
Cùng lúc là những hình ảnh và phim về Lữ đoàn 490 với các trang bị ngày ngày được cải tiến, nâng cao.
Quá trình trang bị Scud tầm xa |
Vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg).
Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một lực lượng ngăn chặn kẻ thù ngoại bang đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam.
Trong tháng sau đó khoảng tháng 6-1994, Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên.
Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm Việt Nam để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.
Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.
Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam.
Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km.
Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có khoảng 50 tên lửa” Scud B.
Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam và sự nâng cấp tầm xa, độ chính xác, phương tiện phóng... được tiếp diễn đến ngày nay.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km (hoặc Scud C 550km) bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.
Quá trình cải tiến và nâng cấp
Từ khi khởi đầu việc mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Liên Xô và Bình Nhưỡng, Việt Nam liên tục có nhiều cải tiến như tự sản xuất thành phần nhiên liệu, nâng tầm hoạt động, chế tạo bơm hút lọc nhiên liệu cho tên lửa Scud, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao.
Viện Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã nghiên cứu thành công sản xuất chất Oxy hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa R-17E (Scud). Chất O - là hỗn hợp trên cơ sở a-xít HNO3 và ô-xít N2O4, là một trong hai thành phần quan trọng cấu thành nhiên liệu lên lửa lỏng nói chung, nhiên liệu cho tên lửa R-17E nói riêng.
Để chủ động sản xuất nguồn nhiên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là kịp thời đồng bộ cho nhiên liệu và khí tài tên lửa, các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất, đồng thời xây dựng được dây chuyền sản xuất chất O từ nguyên liệu là a-xít HNO3 trong nước.
Trên cơ sở phân tích thành phần nhiên liệu do nước ngoài sản xuất về thành phần, chỉ tiêu kỹ thuật bằng các phương pháp, trang bị hiện đại, nhóm tác giả đã thực hiện thành công việc tổng hợp chất O trong phòng thí nghiệm, từ đó xác định được các yếu tố công nghệ để sản xuất ở quy mô nhỏ và quy mô công nghiệp.
Các tác giả đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt đồng bộ dây chuyền công nghệ sản xuất nhiên liệu trên cơ sở dây chuyền phục hồi chất O tại nhà máy A31 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân); xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất chất O với chất lượng sản phẩm tương đương nhưng giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm nhập ngoại.
Dây chuyền được thiết kế với công suất hàng chục tấn/năm, hiện đã đi vào sản xuất, từng bước đáp ứng nhu cầu nhiên liệu lỏng để đồng bộ với hệ thống khí tài tên lửa, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao.
Gần đây, Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh) đã đưa hệ thống bơm hút lọc nhiên liệu O cho tên lửa Scud vào ứng dụng. Đây là sản phẩm được cải tiến từ hệ thống bơm nhiên liệu bằng tay do Liên Xô (trước đây) sản xuất, trang bị cho đơn vị.
Hệ thống bơm hút lọc nhiên liệu O cho tên lửa hoạt động theo nguyên lý tự động, sử dụng năng lượng điện và có khả năng vừa hút vừa lọc. Bơm sử dụng động cơ một pha, nguồn điện 220V-50Hz, đặt trên giá làm bằng thép chắc chắn, có bánh xe để dễ cơ động. Các đầu của đường ống hút và xả nhiên liệu đều lắp các bộ lọc để lọc cặn bã, tạp chất lẫn với nhiên liệu.
Trong trình nghiên cứu, các kỹ thuật viên đã tính toán bảo đảm đồng bộ giữa tốc độ vòng quay động cơ với tốc độ chuyển động của bơm tay có sẵn. Động cơ được chọn có công suất 1,5kW, tốc độ 25 vòng/phút, sẵn có trên thị trường. Công suất của bơm hút lọc nhiên liệu O cho tên lửa đạt 2000 lít/giờ; nếu dùng bơm tay, để đạt thể tích trên phải mất gần 4 giờ.
Bơm hút lọc nhiên liệu O do Lữ đoàn 490 cải tiến, chế tạo chỉ cần một người vận hành, bảo đảm an toàn, khắc phục ảnh hưởng độc hại của chất O đối với người vận hành. Bơm có tính cơ động nên dùng để hút lọc nhiên liệu tại kho hoặc cấp nhiên liệu tại bãi dã chiến trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu. Nhiên liệu sau khi hút lọc sạch hơn, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí.
Và như các bạn thấy: loạt hình ảnh được công bố cùng những cải tiến liên tục, Scud VN vẫn là một vũ khí đáng gờm.
Theo QĐND/PNTD_02/03/2013 08:49
http://soha.vn/quan-su/ten-lua-scud-cua-viet-nam-ngay-nay-co-con-dang-gom-20130302084916901.htm